HƯỚNG DẪN THAY CHẬU (Cập nhật 6/3/2014)
Hiện tại Cây cảnh Phát Lợi đang sử dụng loại chậu nhựa để tiện lợi cho Quý khách hàng vận chuyển. Tuy nhiên, xét về độ bền và tính thẫm mỹ thì loại chậu này không đáp ứng được các tiêu chí đưa ra. Nhiều Khách hàng có nhờ chúng tôi hướng dẫn cách thay chậu ngay lúc mua cây hoặc gọi điện thoại nhờ tư vấn, nhưng trăm nghe không bằng mắt thấy, chúng tôi kính gửi đến Quý khách hàng cách thay chậu đơn giản nhất và an toàn nhất cho cây sứ.
Lưu ý:
- Hướng dẫn này chỉ thực hiện thay chậu cho cây sứ vào mùa nắng.
Bước 1: Để chuẩn bị thay chậu cho cây sứ, chúng ta ngừng tưới nước từ 2-3 ngày cho phần đất trong chậu khô đi. Lúc này chúng ta sẽ thấy một khoảng hở (từ 0,5 - 1cm) giữa bầu đất và thành chậu.
Bầu đất lúc này sẽ dễ dàng được lấy ra như hình bên dưới.
Bước 3: Đặt cả bầu đất vào chậu mới có đường kính to hơn. phủ thêm chất trồng (tro trộn hỗn hợp). Sau đó tưới nhẹ từ 2-4 ngày rồi mới tưới lại bình thường.
-------------------------------------------------------
Việc thay đất cho cây sứ tạm được chia thành 2 loại, theo 2 mục đích khác nhau
Hiện tại Cây cảnh Phát Lợi đang sử dụng loại chậu nhựa để tiện lợi cho Quý khách hàng vận chuyển. Tuy nhiên, xét về độ bền và tính thẫm mỹ thì loại chậu này không đáp ứng được các tiêu chí đưa ra. Nhiều Khách hàng có nhờ chúng tôi hướng dẫn cách thay chậu ngay lúc mua cây hoặc gọi điện thoại nhờ tư vấn, nhưng trăm nghe không bằng mắt thấy, chúng tôi kính gửi đến Quý khách hàng cách thay chậu đơn giản nhất và an toàn nhất cho cây sứ.
Lưu ý:
- Hướng dẫn này chỉ thực hiện thay chậu cho cây sứ vào mùa nắng.
Bước 1: Để chuẩn bị thay chậu cho cây sứ, chúng ta ngừng tưới nước từ 2-3 ngày cho phần đất trong chậu khô đi. Lúc này chúng ta sẽ thấy một khoảng hở (từ 0,5 - 1cm) giữa bầu đất và thành chậu.
Bước 2: Dùng tay bóp nhẹ xung quanh thành chậu để tách hẳn bầu đất với thành chậu. Nghiêng một góc từ 30-60 độ, một tay giữ cố định gốc sứ, tay còn lại lay nhẹ chậu về phía dưới.
Bước 3: Đặt cả bầu đất vào chậu mới có đường kính to hơn. phủ thêm chất trồng (tro trộn hỗn hợp). Sau đó tưới nhẹ từ 2-4 ngày rồi mới tưới lại bình thường.
-------------------------------------------------------
Việc thay đất cho cây sứ tạm được chia thành 2 loại, theo 2 mục đích khác nhau
1. Thay đất để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây
Như đã trình bày ở phần Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, cây sứ tùy vào từng thời điểm mà sử dụng một loại chậu khác nhau, không nên trồng cây sứ nhỏ vào cái chậu quá to vì trước hết trông không cân xứng, hơn nữa không định hình bộ rễ và ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cũng như của cả cây sứ.
Việc thay đất để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây được tiến hành khá đơn giản. Thời điểm tốt nhất để thực hiện công việc này là vào mùa khô (để có thể chủ động điều chỉnh lượng nước tưới cho cây).
Khi nào nên thay đất ?
Trong quá trình chăm sóc cây sứ, chúng ta theo dõi ở bề mặt chậu và lỗ thoát nước. Nếu rễ con lộ lên bề mặt chậu , đồng thời có những cọng rễ lớn ló ra ở lỗ thoát nước thì nên thay chậu, lúc này, rễ đã lan ra tỏa khắp trong chậu, lượng đất trong chậu cũng còn ít. Ta thay chậu là vừa.
Cắt nước khoảng 2-3 ngày cho chậu khô, nghiêng chậu sang một góc từ 30 – 60 độ, một tay giữ chậu, một tay lay nhẹ gốc sứ, giữ nguyên bầu đất, hạn chế làm vỡ bầu đất. Đặt cây sứ sang chậu mới và cho thêm đất vào.
Nếu muốn bộ rễ sau này có hình dạng uốn lượn bằng những cọng rễ nhỏ thì có thể nâng bầu đất lên cao so với bề mặt lớp đất mới. Sau này khi tưới cây, đất sẽ trôi đi và lộ phần rễ nằm trên mặt đất ra. Loại này thích hợp để làm bonsai.
Ngược lại, nếu muốn bộ rễ sau này là những “cơ bắp” to, thì khi thay đất bằng phương pháp này, giữ nguyên bầu đất bằng với lớp đất mới, đến khi nào đạt được độ to như mong muốn thì tiến hành thay đất theo phương pháp thay đất để tạo dáng.
Sau khi trồng lại, tiếp tục cắt nước từ 3 đến 7 ngày mới tưới nhẹ. 1 tuần sau nữa mới tưới lại bình thường.
2. Thay đất để tạo dáng.
Để cây sứ có bộ rễ đẹp hầu hết phải qua công đoạn định hình và tạo dáng. Việc thay đất kết hợp với tạo dáng cho cây sứ có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà chúng ta cần, tuy nhiên, vẫn ưu tiên cho mùa khô hơn, và tất nhiên, công việc này sẽ khó khăn hơn so với việc thay đất để bổ sung chất dinh dưỡng đã trình bày ở phần 5.1.
Trước tiên, nhổ cây sứ ra khỏi chậu, dùng tay gỡ bỏ lớp đất còn dính trên rễ, sau đó dùng vòi nước áp lực mạnh rửa sạch lớp đất còn lại. Treo cây sứ ở nơi thoáng mát, tránh nước mưa. Tùy theo cây sứ lớn hay nhỏ, mà sau 1 tuần hay lâu hơn, khi lá bắt đầu vàng thì dùng dao bén cắt bỏ các rễ cám, cũng có thể cắt bỏ các rễ lớn để tạo dáng cho bộ rễ. Bôi vôi vào vết cắt để tránh sự xâm nhập của côn trùng vào bộ rễ sau này. Tiếp tục treo cây sứ ở nơi thoáng mát thêm 15 – 20 ngày nữa, sau đó mới trồng trở lại. Lúc này rễ cũng đã mềm, có thể chỉnh sửa bộ rễ, tạo dáng mong muốn
Đăng nhận xét